Mặc dù có rất nhiều lợi ích từ việc sử dụng hóa đơn điện tử, thế nhưng, số lượng DN, hộ kinh doanh, tổ chức kinh tế khác…sử dụng hóa đơn điện tử rất ít khiến cho cơ quan quản lý thuế khó khăn trong việc quản lý, nhiều cơ quan nhà nước không chấp nhận hóa đơn điện tử.
Trong tương lai, hóa đơn điện tử sẽ thay thế gần như hoàn toàn hóa đơn giấy. Do vậy, bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ về hóa đơn điện tử
1. Lộ trình bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử
Giai đoạn 1 (từ 01/01/2018):
Nhóm đối tượng sử dụng hóa đơn thực hiện chuyển dữ liệu cho cơ quan thuế:
Đó là các DN, đơn vị sự nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử kể từ khi có mã số thuế và định kỳ kết chuyển dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế gồm:
– DN được thành lập theo quy định pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
– Các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định pháp luật.
– DN, Ngân hàng có mức vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn, gồm chi nhánh, đơn vị trực thuộc khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính cho kê khai, nộp thuế GTGT.
Nhóm đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế:
Các DN, tổ chức sau sử dụng hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế gồm:
– DN mới thành lập (không bao gồm DN thuộc nhóm sử dụng hóa đơn thực hiện chuyển dữ liệu cho cơ quan thuế)
– Các DN, tổ chức đang mua hóa đơn của cơ quan thuế gồm: DN vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn; DN có rủi ro theo thông báo của cơ quan thuế và tổ chức, DN khác thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế trước 01/01/2018 phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế theo thông báo của cơ quan thuế.
Giai đoạn 2 (từ 01/01/2019): 30% các DN, tổ chức còn lại.
Giai đoạn 3 (từ 01/01/2020): 80% các DN, tổ chức sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế.
(Theo Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP về hóa đơn)